Theo như Luật Doanh Nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 thì hiện nay Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp. Bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ Phần. Trước tiên, hãy cùng Kế toán Hưng Gia tìm hiểu về Doanh nghiệp tư nhân trong bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp tư nhân
Tại điều 188, theo luật Doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 quy định rõ.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân:
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký dựa trên nguồn tài sản mà chủ doanh nghiệp sở hữu. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm nguồn vốn tùy theo quy mô hoạt động của mình mà chỉ cần đăng ký với có quan quản lý. Như vậy có thể nói, Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và công ty.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Về lợi nhuận phân phối
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền ra quyết định, sư dụng lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người chịu mọi rủi ro về thuế và các luật liên quan
Giới hạn quyền hạn của doanh nghiệp tư nhân.
- Khác với công ty TNHH có tư cách pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, nên chủ doanh nghiệp phải chịu trách nghiệm vô hạn trước các rủi ro về nợ.Tức, doanh nghiệp tư nhân không thể liên đới trách nghiệm cho các thành viên trong công ty, mà chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trước những khoản nợ. Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx
Để được tư vấn thêm về Doanh nghiệp tư nhân, vui lòng liên hệ:
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ HƯNG GIA
Điện thoại: 0931867779 hoặc 0907548779
Email: ketoangiahung@gmail.com
Website: dichvuketoanbinhduong.com.vn