CÔNG TY HỢP DANH

img
0907548779
0931867779
CÔNG TY HỢP DANH
Ngày đăng: 04/06/2022 11:35 AM

CÔNG TY HỢP DANH

Tiếp tục với series các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Hôm nay, Công ty tư vấn thuế Hưng Gia xin tiếp tục trình bày để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về công ty Hợp danh trong bài viết dưới đây.

Công ty hợp danh là gì?

Tại điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Như vậy, thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự phát triển và tồn tại của công ty cả về mặt pháp lý và kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.

Còn về thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Thành viên góp vốn.

- Công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn.

- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thực hiện góp vốn và phân chia lợi nhuận

- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết ngay từ đầu.

- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

- Trong trường hợp thành viên góp vốn và thành viên hợp danh không góp đủ số vốn như đã cam kết, thì được xem như là một khoản nợ với công ty. Trường hợp này có thể bị khai từ khỏi công ty theo quyết định của hội đồng thành viên.

- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

- Về lợi nhuận của công ty được chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên.

Quyền biểu quyết và giới hạn phạm vi trách nghiệm của công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty gồm nhiều thành viên. Trong các trường hợp công ty không thống nhất được ý kiến trong việc sản xuất kinh doanh và điều hành hoạt động thì mọi quyết định sẽ được biểu quyết theo số đông.

- Các hoạt động, khoản nợ,… khác của thành viên góp vốn và thành viên hợp danh không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp đều không là trách nghiệm của công ty

Tài sản của tài sản công ty

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

- Tài sản góp vốn của các thành viên sẽ được chuyển thành quyền sở hữu của công ty.

- Tài sản tạo lập được mang tên công ty, Không đứng tên riêng của bất kỳ thành viên vốn góp nào.

- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện

- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

Tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx

Để được tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ:

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ HƯNG GIA

Điện thoại:  0931867779 hoặc 0907548779
Email: ketoangiahung@gmail.com
Website: dichvuketoanbinhduong.com.vn

Zalo
Hotline